Bệnh thoát vị đĩa đệm không điều trị sẽ thế nào ?

Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ lúc mới đầu chỉ gây ra tình trạng đau nhức vai gáy, tuy nhiên trong giai đoạn này, người bệnh thường coi thường và chủ quan không tìm cách điều trị bệnh ngay lập tức. Do đó, bệnh càng để lâu càng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khó chữa trị dứt điểm.

Thoát vị đĩa đệm không điều trị sẽ là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh sống và có sự đứt rách vòng sợi gây nên hội chứng thắt lưng hông điển hình.

Thoát vị đĩa đệm cột sống xảy ra khi nhân keo của đĩa đệm thoát ra ngoài và chèn ép vào rễ thần kinh, tủy sống, hay nói cách khác nó là tình trạng đĩa đệm bị ép lồi ra khỏi vị trí bình thường, giữa các đốt sống. Thoát vị đĩa đệm thường tập trung ở các dạng chính là thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ và thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng.

Khi người bệnh bị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ sẽ có một vài biểu hiện sau:

Cơn đau nhức gia tăng, cơn đau dữ dội thường xuyên hơn, đôi lúc ho, hắt hơi, cúi cũng có thể gây đau. Thường xuyên đau mỏi, nhức vùng cổ, vai, gáy đôi khi lan sang vùng cánh tay, tê nhức, mất cảm giác, hoạt động cầm nắm, vận động yếu hơn.

Hạn chế vận động vùng cổ vì đau nhức khiến các hoạt động như ngửa cổ, cúi…cũng khiến người bệnh phải chịu đau đớn. Bệnh để lâu không được điều trị có thể gây ra hiện tượng tê, yếu cánh tay, teo cơ hay nặng hơn nữa là gây ra tình trạng bại liệt, bệnh nhân có thể bị teo cơ, bại liệt vĩnh viễn.


Bệnh thoát vị đĩa đệm không điều trị sẽ thế nào ?
Bệnh thoát vị đĩa đệm không điều trị sẽ thế nào ?


Đau ở rể thần kinh phản ánh một quá trình tổn thương kích thích rễ thần kinh. Có thể do chèn ép cơ học (thoát vị đĩa đệm, chèn ép do xương); do viêm rễ, viêm ngoài màng cứng, viêm màng nhện của tủy sống; do u rễ. Đau rễ thần kinh thường đau theo dải, lan từ thắt lưng xuống chân, tương ứng với vùng phân bố của rễ thần kinh.

Đau rễ thần kinh xuất hiện sau giai đoạn đau thắt lưng cục bộ, đau tăng lên khi đi lại, đứng lâu, ngồi lâu. Đau dội mạnh lên khi ho, hắt hơi, rặn đại tiện. Nằm nghỉ tại giường lại giảm đau nhanh chóng. Đó là kiểu đau mang tính chất cơ học, thường gặp trong cơ chế xung đột giữa đĩa đệm với rễ thần kinh do thoát vị đĩa đệm.

Đau rễ thần kinh có thể xuất hiện khi đi được một đoạn làm bệnh nhân phải dừng lại để nghỉ. Khi đi tiếp một đoạn nữa, đau lại xuất hiện, buộc bệnh nhân phải nằm nghỉ. Người ta gọi đó là hội chứng đau khập khễnh cách hồi.

Thường gặp là giảm cảm giác nông (nóng, lạnh, xúc giác) ở những khu vực khoang da tương ứng với rễ thần kinh bị tổn thương. Đây là biểu hiện mức độ tổn thương sâu sắc của rễ thần kinh.

Biểu hiện là bệnh nhân bị bại và liệt cơ ở hai chân do rễ thần kinh chi phối.

Trong tổn thương các rễ vùng xương cùng (rễ S3, S4, S5) có biểu hiện lúc đầu bí tiểu sau đái dầm dề, luôn luôn có nước tiểu chảy rỉ ra một cách thụ động do liệt cơ thắt kiểu ngoại vi không giữ được nước tiểu.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến